Dấu hiệu tiêm môi hỏng gồm sưng đau kéo dài, bầm tím hoại tử mô da, biến dạng môi… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và tác động đến cuộc sống. Ca tiêm filler môi hỏng cần được phát hiện và xử lý kịp thời để không gây nguy hiểm đến tính mạng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có kế hoạch tiêm filler môi an toàn và hiệu quả nhất.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu tiêm môi hỏng là gì? Cách xử lý kịp thời
Contents
Vì sao tiêm filler môi bị hỏng
Tiêm môi được giới chuyên gia đánh giá cao về độ an toàn. Nhưng thực tế còn có không ít ca tiêm filler môi hỏng. Chính điều này khiến cho khách hàng không biết có nên tiêm filler môi hay không.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, có nhiều nguyên nhân khiến cho việc tiêm filler môi không đạt hiệu quả. Thay vì việc làm cho môi đẹp hơn thì sẽ khiến cho môi xấu đi và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khác. Trong đó, chúng ta cần chú ý đến các vấn đề sau:
+ Tự ý tiêm filler môi tại nhà khiến cho môi bị hỏng. Đây là nguyên nhân đáng chú ý nhất và thường là do khách hàng muốn tự tiêm filler do không có đủ điều kiện tới cơ sở thẩm mỹ.
+ Sử dụng dịch vụ tiêm filler môi có chất lượng kém. Thường là dịch vụ thẩm mỹ được cung cấp bởi các Spa và những cá nhân không phải là bác sĩ. Tỷ lệ ca tiêm môi hỏng khi này là rất cao.
+ Lạm dụng filler dẫn đến môi bị hỏng. Bao gồm các trường hợp tiêm quá nhiều filler vào môi, tiêm filler liên tục trong một thời gian ngắn.
+ Tiêm filler môi hỏng do sử dụng chất làm đầy có chất lượng kém. Lúc này, filler sẽ dễ dàng gây ra phản ứng phụ và rất khó kiểm soát biến chứng thẩm mỹ.
+ Tiêm môi hỏng do người tiêm không nắm được giải phẫu ở môi. Dẫn đến việc tiêm không đúng vị trí, không đúng lớp, tiêm sai kỹ thuật…
Các dấu hiệu tiêm môi hỏng đáng chú ý
Trong trường hợp bạn tiêm filler môi và có những dấu hiệu bất thường thì hãy thật cảnh giác. Thăm khám sẽ là cách tốt nhất để bạn biết được ca tiêm filler môi có bị hỏng hay không.
Các dấu hiệu đáng chú ý gồm:
Sưng đau ở môi
Nếu môi của bạn bị sưng đau một cách bất thường thì đó chính là dấu hiệu tiêm filler môi hỏng. Đây có thể là biến chứng sớm hoặc biện chứng muộn. Có thể xảy ra ngay sau khi thủ thuật tiêm filler môi được hoàn thành. Hoặc cũng có thể xuất hiện sau một thời gian dài.
Tình trạng sưng đau khiến cho môi của bạn bị phù nề và thay đổi hình dạng. Bạn cảm thấy vùng môi miệng bị đau nhức, khó chịu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống cũng như giao tiếp hàng ngày.
Bầm tím là dấu hiệu tiêm môi hỏng
Khi tiêm filler, kim tiêm có thể làm vỡ các mạch máu nhỏ dẫn đến tình trạng môi bị bầm. Tuy nhiên, các vết bầm này thường rất nhẹ nhàng và sẽ tự cải thiện sau khoảng vài ngày. Trong trường hợp bạn thấy môi ngày một bầm tím, các vết bầm lan rộng thì đó chính là dấu hiệu tiêm môi hỏng.
Bầm tím ở môi dần chuyển sang trạng thái tím đen. Cảnh báo nguy cơ hoại tử mô da và điều này sẽ trực tiếp làm hỏng cấu trúc môi. Do đó, hãy cảnh giác với các vết bầm tím khi tiêm filler môi.
Biến dạng môi sau khi tiêm filler
Một dấu hiệu tiêm môi hỏng dễ nhận biết nhất chính là biến dạng môi. Thay vì việc môi được tạo dáng trái tim, cherry hoặc cánh én thì giờ đây môi sẽ bị phù nề nghiêm trọng. Môi trên và môi dưới bị lệch khiến cho ngũ quan của mặt không còn hài hòa.
Biến dạng môi khi tiêm filler thường có liên quan đến các vấn đề sau:
- Tiêm quá nhiều filler khiến cho môi bị tăng thể tích quá mức.
- Phân bố filler không đều đều khiến cho môi không được định hình đẹp.
- Tiêm filler vào các mạch máu khiến cho máu không thể lưu thông và môi sưng phù.
- Tiêm filler quá nhanh và quá nông khiến cho filler không tan tỏa kịp và gây u cục…
Tìm hiểu thêm: Nên tiêm filler Hàn hay Châu Âu thì tốt?
Tiêm filler khiến môi bị loét
Khi tiêm filler chúng ta sẽ chỉ có một vài vết thương nhỏ ở môi. Nếu chăm sóc tốt thì các vết thương sẽ lành sau khoảng 24-48 giờ đồng hồ. Mặc dù thế, cũng có không ít trường hợp tiêm môi nhưng mãi không thể lành thương.
Khi dấu hiệu lở loét môi xuất hiện cũng là báo hiệu tiêm filler môi hỏng. Nguyên nhân có thể xuất phát từ những vấn đề sau:
- Quy trình tiêm môi không đảm bảo vô khuẩn khiến cho vi khuẩn tân công và gây nhiễm trùng.
- Chăm sóc môi sau khi tiêm filler chưa thực sự hợp lý khiến cho môi bị nhiễm khuẩn nhanh chóng.
- Tiêm môi hỏng gây lở loét do được thực hiện ở vùng môi đang có các vấn đề da liễu.
- Nếu tiêm filler môi cho người bệnh tiểu đường thì nguy cơ bị lở loét dẫn đến hoại tử mô da cũng sẽ cao hơn…
Tiêm filler khiến môi mất cảm giác
Nếu sau khi tiêm filler môi bạn thấy môi của mình bị mất cảm giác thì đó chính là dấu hiệu nguy hiểm. Cảnh báo quy trình tiêm môi đã ảnh hưởng đến dây thần kinh. Mất cảm giác có thể làm tạm thời hoặc vĩnh viễn. Chính vì thế, chúng ta cần thận trọng với triệu chứng tiêm môi hỏng này.
Xử lý biến chứng tiêm filler môi hỏng như thế nào?
Các dấu hiệu tiêm môi hỏng cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, ngay khi thấy phản ứng bất thường ở môi, bạn cần tới cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất nhằm nhận được sự hỗ trợ từ bác sĩ.
Tùy theo từng nguyên nhân và mức độ mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử lý phù hợp. Bạn có thể tham khảo như sau:
- Trường hợp tiêm filler môi bị nhiễm khuẩn có thể sử dụng kháng sinh đường uống trong thời gian ngắn để điều trị.
- Trường hợp tiêm filler quá nông khiến môi nổi u cục có thể thực hiện massage nhẹ nhàng để làm cho filler lan tỏa đều hơn.
- Trường hợp môi biến dạng do tiêm quá nhiều filler sẽ cần thực hiện tiêm tan filler để cải thiện dáng môi. Nhưng không làm tan hoàn toàn.
- Trường hợp filler làm tắc mạch máu sẽ cần làm tan filler hoàn toàn để cải thiện lưu thông máu đến các vùng da khác.
- Trường hợp tiêm filler bị hỏng nhưng không thể làm tan sẽ cần thực hiện phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn chất làm đầy ở bên trong môi…
Việc xử lý biến chứng tiêm môi hỏng là yêu cầu cấp bách. Tuy nhiên bạn cũng cần lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa để yên tâm điều trị. Tránh quay lại những Spa, thẩm mỹ viện để bắt đền bởi việc kéo dài thời gian thăm khám sẽ khiến bạn bỏ lỡ “thời điểm vàng” để xử lý biến chứng thẩm mỹ.
>>>>>Xem thêm: 1 khóa học tiêm filler bao nhiêu tiền?
Làm cách nào để phòng tránh dấu hiệu tiêm môi hỏng
Mọi sai sót khi tiêm môi đều có thể gây ra biến chứng thẩm mỹ. Chính vì thế chúng ta cần làm tốt những điều được bác sĩ gợi ý sau để có thể tránh dấu hiệu tiêm môi hỏng:
- Chỉ tiêm filler môi khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua filler và tiêm môi tại nhà.
- Không lựa chọn dịch vụ tiêm môi giá rẻ với những sản phẩm filler được gắn mác là hàng xách tay giá rẻ.
- Hãy bắt đầu tiêm môi với một lượng nhỏ filler. Sau đó sẽ điều chỉnh lượng filler phù hợp để giúp dáng môi thay đổi tự nhiên.
- Không lạm dụng tiêm quá nhiều filler vào môi để tránh làm cho môi bị biến dạng. Không nên tiêm filler nếu như môi của bạn vốn dĩ đã dày.
- Không tiêm filler môi nếu như bạn đang bị nổi mụn nước, bị nhiễm khuẩn môi. Cũng không dùng chung dụng cụ tiêm môi với người khác.
- Không uống rượu bia trước và sau khi tiêm filler. Bởi thức uống này dễ khiến cho môi của bạn bị sưng đau và bầm tím.
- Sau tiêm filler bạn cần tránh sử dụng đồ ăn nóng. Không ăn những món ăn dai, cứng và đặc biệt là không sử dụng thức ăn dễ gây dị ứng, kích ứng da.
- Tuân thủ mọi yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa đưa ra để có một ca tiêm môi an toàn và hiệu quả nhất…
Với những ca tiêm môi hỏng từ các Spa, bạn có thể tới phòng khám Dr.thaiha để được hỗ trợ thăm khám và điều trị hiệu quả nhất. Dr.thaiha là địa chỉ tiêm filler và xử lý biến chứng tiêm môi uy tín và chất lượng tại Hà Nội. Cam kết mang đến cho bạn những dịch vụ thẩm mỹ an toàn và hiệu quả nhất.
————- ??? ————-
PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ
[F1] https://www.facebook.com/BSVuThaiHa
[H] 0967571166 hoặc 0968571166