Biến chứng tiêm filler má – tìm hiểu ngay

Rate this post

Biến chứng tiêm filler má có thể ảnh hưởng đến thần kinh, mạch máu, mô da, thị lực và sức khoẻ của chính bạn. Nguy cơ sẽ cao hơn nếu như bạn tiêm filler kém chất lượng, ở những nơi thiếu đi sự uy tín. Nếu bạn đang muốn tiêm filler má baby, hãy cùng Dr.thaiha tìm hiểu kỹ hơn về những nguy cơ có thể xảy ra để từ đó có được kế hoạch làm đẹp an toàn nhất.

Bạn đang đọc: Biến chứng tiêm filler má – tìm hiểu ngay

Vì sao tiêm filler gặp biến chứng

Biến chứng thẩm mỹ luôn là nỗi lo sợ đối với khách hàng. Bởi khi biến chứng thẩm mỹ xuất hiện cũng là lúc sức khoẻ của bạn bị ảnh hưởng. Những biến chứng nặng còn có thể đe dọa đến tính mạng.

Mặc dù tiêm filler được được kiểm chứng về hiệu quả và độ an toàn thế nhưng vẫn ghi nhận các trường hợp gặp biến chứng sau khi tiêm. Nhất là ở các vùng tiêm nhạy cảm,  cần sử dụng nhiều filler như mặt má, khu vực gần mắt với nhiều các dây thần kinh và mạch máu lớn nhỏ.

Biến chứng tiêm filler má thường gặp ở các trường hợp sau:

  • Tự ý tiêm filler má tại nhà hoặc sử dụng các dịch vụ tiêm filler kém chất lượng.
  • Tiêm filler không đúng kỹ thuật làm tổn thương dây thần kinh và mạch máu.
  • Tiêm filler má với lượng quá nhiều cũng dễ gây ra biến chứng thẩm mỹ.
  • Quy trình tiêm filler mặt má không đảm bảo vô trùng, vô khuẩn.
  • Chăm sóc da sau khi tiêm không khoa học làm tăng nguy cơ nhiễm trùng…

Biến chứng tiêm filler má – tìm hiểu ngay

Top các biến chứng tiêm filler má thường gặp

Biến chứng tiêm filler má ảnh hưởng đến dây thần kinh

Vùng mặt má tập trung rất nhiều các dây thần kinh. Các dây thần kinh này sẽ có liên kết đến các vùng khác. Và nếu không nắm rõ vị trí các dây thần kinh lớn thì quá trình tiêm filler sẽ dễ ảnh hưởng đến dây thần kinh.

Thao tác đâm kim để tiêm filler má dễ dàng làm đứt các dây thần kinh. Biến chứng tiêm filler để lại sẽ là tình trạng liệt mặt. Bạn sẽ không thể thực hiện những hoạt động cơ mặt, gương mặt cứng đơ không cảm xúc.

Liệt cơ mặt có thể là tạm thời nhưng cũng có thể là vĩnh viễn. Chính vì thế, cần thận trọng khi tiêm filler má để không làm ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày.

Biến chứng tiêm filler má ảnh hưởng đến mạch máu

Tương tự, dưới da của chúng ta sẽ có nhiều các mạch máu lớn nhỏ. Bao gồm các động mạch và các mao mạch phân bố đan xen và có sự kết nối với nhau để giúp lưu thông máu một cách tự nhiên. Nếu không nắm rõ giải phẫu da sẽ dẫn đến việc tiêm filler gây tổn thương mạch máu.

Hai trường hợp có thể xảy ra gồm:

Tiêm filler má chèn mạch máu: Nguyên nhân là do tiêm quá nhiều filler, tiêm filler quá gần các mạch máu hoặc tiêm filler má bị tràn. Lúc này, các mạch máu sẽ bị chèn ép và làm cản trở lưu thông máu. Mặt má dễ bị sưng, phù nề và các vết bầm tím da chậm tan.

Tiêm filler má vào mạch máu: Khi filler được đưa trực tiếp vào các mạch máu sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều so với chèn mạch. Bởi lúc này filler sẽ giống như một bức tường ngăn cách khiến cho máu không thể lưu thông. Ngay lập tức vùng mặt má của bạn sẽ bị sưng nhiều hơn, đau dữ dội, bầm tím má lan rộng và dần dần bị hoại tử…

Ngoài ra, trong quá trình tiêm filler cũng có thể phá vỡ các mao mạch nhỏ dưới da. Đây chính là nguyên nhân khiến cho da có các vết bầm tím. Mặc dù thế đây không phải là biến chứng tiêm filler má mà chỉ là tác dụng phụ thường gặp. Ít ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Tiêm filler má ảnh hưởng đến da

Mục đích khi chúng ta tiêm filler là để làm cho da đẹp hơn. Thế nhưng khi biến chứng tiêm filler má xảy ra thì làn da của bạn sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Bên cạnh các dấu hiệu bầm tím, sưng đau thì da còn có thể bị hoại tử mô dẫn đến sẹo xấu.

Bạn sẽ nhận thấy các vết thương ở má lâu lành và có dấu hiệu viêm loét. Da xuất hiện các ổ áp xe và dần dần tình trạng nhiễm trùng sẽ ngày một nặng hơn. Kết quả là mô da bị phá huỷ nhanh chóng, sẹo xấu sẽ xuất hiện làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Tiêm filler má cũng có thể khiến cho da mặt của bạn bị lão hoá. Đó là khi bạn tiêm quá nhiều filler khiến cho da được làm căng quá mức. Cộng thêm với việc sử dụng filler có chất lượng kém. Khi filler rút đi thì da sẽ có dấu hiệu chảy xệ và nhăn nheo. Vậy nên, đừng bao giờ có ý định lạm dụng, tiêm filler má quá nhiều bạn nhé.

Tìm hiểu thêm: Mới tiêm filler cằm nên kiêng gì? Chuyên gia chia sẻ

Biến chứng tiêm filler má – tìm hiểu ngay

Biến chứng tiêm filler mặt má gây mù loà

Một trong những biến chứng nguy hiểm khi tiêm filler chính là ảnh hưởng đến thị lực. Bao gồm giảm thị lực hoặc mất thị lực mãi mãi. Nguyên nhân thường là do filler gây tắc mạch cấp máu cho vùng mắt. 

Ngoài ra, tại các bệnh viện cũng đã từng ghi nhận những ca tiêm filler không an toàn làm tắc mạch máu não và gây đột quỵ. Do đó, cần có một kế hoạch tiêm filler chi tiết, đảm bảo an toàn để tránh tối đa biến chứng thẩm mỹ.

Khi nào cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa

Biến chứng tiêm filler má có thể là tức thì hoặc là biến chứng muộn. Nếu như các biến chứng tức thì dễ được phát hiện thì biến chứng muộn lại có kiểm soát hơn và cũng nguy hiểm hơn. Chính vì thế, sau khi tiêm filler bác sĩ sẽ yêu cầu khách hàng theo dõi sát xao tình trạng sức khỏe, sự thay đổi của da và thăm khám khi cần thiết.

Các dấu hiệu cần được chú ý gồm:

  • Sưng đau, phù nề, bầm tím da kéo dài.
  • Mặt bị biến dạng sau khi tiêm filler má.
  • Mặt má mất cảm giác, không có cảm giác đau như trước.
  • Má xuất hiện các ổ áp xe, xuất hiện các ổ viêm mủ.
  • Biến chứng tiêm filler má là loét da và hoại tử da.
  • Đau đầu và co giật có thể xảy ra sau khi tiêm filler gặp biến chứng.
  • Giảm thị lực hoặc mất thị lực sau khi tiêm filler.
  • Mặt má xuất hiện u cục, filler lổn nhổn.
  • Các dấu hiệu toàn thân gồm sốt cao, mệt mỏi…

Hãy thông báo với các bác sĩ chuyên khoa tình trạng sức khoẻ của bạn. Dành thời gian thăm khám để xác định chính xác biến chứng tiêm filler má mà bạn đang gặp phải. Từ đó bạn sẽ có cách điều trị an toàn và hiệu quả nhất.

Giải pháp điều trị biến chứng tiêm filler má an toàn

Tại Dr.thaiha, tuỳ từng mức độ biến chứng tiêm filler má mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị riêng biệt. Tham khảo như sau:

Sử dụng thuốc: Trường hợp tiêm filler má bị biến chứng thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, chống phù nề hoặc thuốc hạ sống để bệnh nhân sử dụng. Thuốc phải được dùng theo đơn kê của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý mua và dùng thuốc điều trị biến chứng tiêm filler má tại nhà.

Tiêm tan filler: Nếu phát hiện sớm biến chứng tiêm filler má bác sĩ sẽ thực hiện tiêm tan filler. Sử dụng thuốc Hyaluronidase để tiêm vào vùng da có filler. Thuốc sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình phân huỷ của chất làm đầy HA. Tuỳ mục đích mà bác sĩ sẽ làm tan một phần hoặc hoàn toàn filler được tiêm vào má trước đso.

Nạo vét filler má: Trong trường hợp tiêm filler gặp biến chứng nặng, có hiện tượng tắc mạch và nhiễm trùng thì bác sĩ sẽ cần thực hiện thủ thuật để loại bỏ toàn toàn filler. Bệnh nhân bắt buộc phải tới cơ sở y tế chuyên khoa là các bệnh viện để xử lý biến chứng thẩm mỹ này…

Biến chứng tiêm filler má – tìm hiểu ngay

>>>>>Xem thêm: Tiêm tan filler có sưng không? Sưng mấy ngày thì khỏi?

Các phòng tránh biến chứng tiêm filler mặt má

Cho đến thời điểm hiện tại, làm đẹp với filler vẫn đang được lòng khách hàng. Các chuyên gia cũng đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn của phương pháp làm đẹp ít xâm lấn này

Tuy nhiên, để tránh rủi ro khi tiêm filler chúng ta cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Không phải ai cũng phù hợp để tiêm filler má. Vậy nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi tiêm filler.
  • Không phải loại filler nào cũng có chất lượng tốt. Do đó, cần lựa chọn các thương hiệu nổi tiếng và filler có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Chỉ nên tiêm filler có khả năng tự tiêu. Tuyệt đối không sử dụng filler có tuổi thọ vĩnh viễn để làm đẹp bởi như thế sẽ rất nguy hiểm.
  • Địa chỉ tiêm filler má phải có độ uy tín. Người tiêm filler má phải được đào tạo bài bản và có trình độ chuyên môn tốt.
  • Trước khi tiêm filler bạn cần chia sẻ các vấn đề sức khỏe với bác sĩ chuyên khoa. Tránh uống rượu trong ít nhất 5 ngày để không làm ảnh hưởng đến kết quả.
  • Tiêm filler với lượng vừa đủ. Tránh tiêm quá nhiều filler vào má dễ khiến cho mặt biến dạng và biến chứng tiêm filler má xuất hiện.
  • Tuân thủ yêu cầu chăm sóc và điều trị tại nhà của bác sĩ chuyên khoa. Thăm khám ngay sau khi có dấu hiệu bất thường xảy ra.

Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ tiêm filler và biến chứng tiêm filler má, bạn hãy gọi cho Dr.thaiha để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng hơn. Trân trọng!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5