Tiêm filler 2 năm không tan rất có thể là cảnh báo nguy hiểm. Bởi theo FDA, filler được cấp phép sử dụng trong thẩm mỹ da chỉ có tuổi thọ trung bình là khoảng 9-12 tháng, có sản phẩm là khoảng 18 tháng. Trong trường hợp bạn đã tiêm filler được 2 năm nhưng chất làm đầy không phân rã chính tỏ filler mà bạn sử dụng trước đó không có khả năng tự tiêu. Nguy cơ biến chứng sẽ rất cao.
Bạn đang đọc: Tiêm filler 2 năm không tan có làm sao không?
Contents
Tiêm filler 2 năm không tan là như thế nào?
Filler dùng để chỉ chung các chất có khả năng làm đầy da. Do đó, filler có nhiều dạng khác nhau, với những thành phần khác nhau. Có loại filler được cấp phép sử dụng trong thẩm mỹ da và cũng có những sản phẩm bị cấm sử dụng để đảm bảo an toàn.
Hiện nay, filler tạm thời có thành phần HA là dòng sản phẩm phổ biến nhất. Đã được FDA của Hoa Kỳ đánh giá về hiệu quả và độ an toàn. Được bác sĩ chuyên khoa sử dụng với các mục đích trẻ hoá xoá nhăn cho da, làm đầy mặt và tiêm tạo hình cho ngũ quan trở nên cân đối hơn.
Filler có tuổi thọ trung bình rơi vào khoảng 9-24 tháng. Sau khi được đưa vào cơ thể bằng kim tiêm, filler sẽ liên kết với mô tế bào để giúp bù đắp các vùng da bị thiếu hụt mô và mỡ. Sau đó, filler sẽ phân rã một cách từ từ và được cơ thể đào thải hoàn toàn. Sau khi filler tiêu biến hoàn toàn thì da của chúng ta sẽ trở về trạng thái ban đầu.
Mặc dù thế, cũng có nhiều trường hợp tiêm filler 2 năm không tan hoặc chưa được làm tan hoàn toàn. Điều này khiến cho khách hàng không khỏi lo lắng, nhất là khi có các phản ứng bất thường xảy ra ở vùng da chứa filler. Câu hỏi đặt ra là tiêm filler sau 2 năm không tan là vì sao, có nguy hiểm hay không?
Nguyên nhân tiêm filler 2 năm không tan là gì?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, hiện có hai dòng filler được cấp phép sử dụng trong thẩm mỹ da. Đây là có khả năng tự tiêu với các thành phần đã được kiểm chứng về độ an toàn.
+ Filler loại tạm thời có thành phần chủ yếu là Hyaluronic acid. Tỷ lệ HA chiếm trên 92% nên khả năng đáp ứng rất cao. Filler loại này sẽ có tuổi thọ ngắn, trung bình khoảng 9-12 tháng.
+ Filler dạng bán bền vững thành phần bán tổng hợp là Poly- L-lactic acid và Calcium hydroxyapatite. Tuổi thọ của filler này trung bình là khoảng 18-24 tháng và sẽ phân huỷ từ từ. Filler này vẫn có độ an toàn cao và được cấp phép sử dụng.
Nguyên nhân tiêm filler 2 năm không tan chính là do bạn sử dụng filler có thành phần bền vững. Bao gồm Polymethylmethacrylate, Silicone… Đây là loại chất làm đầy đã bị cấm sử dụng trong thẩm mỹ da bởi khả năng gây phản ứng phụ là rất ca. Sự tồn tại của filler bền vững sẽ làm gia tăng các dấu hiệu sưng phù, thâm tím hoặc nổi mụn, nổi mủ, nhiễm trùng da…
Do đó, nếu bạn đã tiêm filler quá 24 tháng mà filler vẫn không tự biến nhất thì cần cảnh giác hơn. Hãy tới cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị hiệu quả nhất.
Tiêm filler 2 năm không tan có thể tiêm tan được không?
Có nhiều người vẫn đang cho rằng tiêm filler 2 năm không tan chỉ cần tiêm tan filler là mọi chuyện sẽ được giải quyết. Tuy nhiên mọi thứ không đơn giản như vậy. Tiêm tan filler giúp tăng tốc độ phân huỷ của chất làm đầy nhưng chỉ áp dụng cho những trường hợp có đủ điều kiện.
Thuốc tiêm tan filler chỉ có tác dụng với filler có thành phần HA. Mà filler HA lại chỉ có tuổi thọ ngắn khoảng 12 tháng. Chính vì thế, việc tiêm tan filler sau 2 năm là bất hợp lý.
Với các trường hợp tiêm filler 2 năm không tan chỉ chúng ta không thể loại bỏ filler bằng cách tiêm giải. Bởi thuốc tiêm tan không có tác dụng với các thành phần polymethylmethacrylate hay silicon. Nếu bạn cố tình thực hiện sẽ gây ra sự lãng phí, tốn thời gian và công sức.
Làm thế nào để cải thiện tình trạng tiêm filler 2 năm không tan
Để khắc phục tình trạng tiêm filler 2 năm không tan bạn hãy dành chút thời gian tới cơ sở y tế để thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ tiến hành soi da, đánh giá tình trạng filler, khoang vùng điều trị. Tiếp theo sẽ sử dụng các biện pháp ngoại khoa nhằm giúp bạn loại bỏ hoàn toàn filler ra khỏi cơ thể, đảm bảo sự an toàn.
Trong quá trình điều trị, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu khách hàng/ bệnh nhân sử dụng kháng sinh, kháng viêm. Thuốc có tác dụng chống phù nề, tránh nhiễm trùng và giúp nâng cao hiệu quả của các thủ thuật nạo vét filler được thực hiện trước đó.
Tìm hiểu thêm: Tiêm filler môi bị sưng uống thuốc gì? Chuyên gia chia sẻ
Yêu cầu quan trọng nhất khi thăm khám tình trạng tiêm filler 2 năm không tan là phải tới các cơ sở y tế chuyên khoa. Bao gồm các bệnh viện và các phòng khám thẩm mỹ được cấp phép. Không thăm khám tại cơ sở Spa hoặc các cơ sở thẩm mỹ thiếu uy tín, không được cấp phép để tránh “lợn lành hóa lợn què”.
Có nên tiêm filler không, cần lưu ý những điều gì?
Bạn không cần quá lo lắng với tình trạng tiêm filler 2 năm không tan. Bởi thực tế thì tỷ lệ gặp phải thường thấp và cũng dễ dàng điều trị. Và cho đến thời điểm hiện tại thì tiêm filler vẫn là phương pháp làm đẹp có độ an toàn cao và đảm bảo sự tự nhiên. Vậy nên, bạn có thể tới Dr.thaiha để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra những chỉ định tiêm filler an toàn.
Những lưu ý khi tiêm filler mà bạn cần biết gồm:
Xác định vị trí tiêm filler an toàn
Filler sẽ được sử dụng cho các vùng mặt, cổ và tay. Người tiêm filler sẽ cần nắm rõ giải phẫu da ở các khu vực này để xác định được vị trí tiêm an toàn. Yêu cầu là không làm ảnh hưởng đến dây thần kinh, không ảnh hưởng đến các mao mạch và động mạch. Cũng cần đảm bảo độ sâu để nâng cao hiệu quả trẻ hoá da.
Cần đối liều lượng filler cho từng vùng
Dù cho bạn sử dụng loại filler nào thì cũng cần cân đối liều lượng filler để đảm bảo an toàn. Mỗi vùng điều trị sẽ sử dụng lượng filler khác nhau. Mỗi khách hàng sẽ có các vấn đề về da khác nhau nên lượng filler cũng có sự thay đổi. Tham khảo như sau:
- Fille cho vùng má 1-4 ml mỗi bên
- Filler cho vùng rãnh cười 0.5-1.5 ml mỗi bên
- Filler tiêm vùng không vượt quá 3 ml
- Filler tiêm vùng thái dương không quá 4ml
- Filler tiêm cho vùng mũi không quá 1,5ml
Đối tượng chống chỉ định tiêm filler
Sẽ có một vài đối tượng bị chống chỉ định tiêm filler để đảm bảo an toàn. Bao gồm phụ nữ có thai, người đang bị nhiễm trùng da ở vùng tiêm filler, người bị dị ứng với thành phần của filler, người bị tiểu đường, người mắc rối loạn đông máu.
Đặc biệt, bác sĩ cũng có thể từ chối yêu cầu tiêm filler nếu như khách hàng có mong muốn không chính đáng. Ví dụ như tiêm filler nâng ngực, tiêm filler độn mông hay tiêm filler tăng kích thước dương vật… Hoặc từ chối tiêm filler nếu khách hàng có mong muốn có được hiệu quả vĩnh viễn.
>>>>>Xem thêm: Tiêm filler và botox cái nào tốt hơn? Chia sẻ từ chuyên gia
Tránh sử dụng bia rượu khi tiêm filler
Lưu ý tiếp theo là khách hàng cần tránh sử dụng rượu bia khi tiêm filler. Thời gian kiêng sẽ là trước và sau khi tiêm filler ít nhất 5 ngày. Có thể đợi cho đến khi filler ổn định hoàn toàn bạn mới nên sử dụng lại thức uống này. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng sưng da, phù nề, bầm tím ở vùng tiêm filler.
Tránh nhiệt độ cao tác động đến vùng tiêm filler
Nhiệt độ cao sẽ làm giảm tuổi thọ của chất làm đầy. Filler sẽ bị phân huỷ nhanh hơn và kết quả làm đẹp sẽ không thể duy trì một cách lâu dài. Chính vì thế, bạn cần tránh tác động nhiệt độ cao đến vùng da tiêm filler như nước nóng, hơi lửa, hơi nóng từ máy xông hơi, hơi nóng từ máy sấy tóc.
Tuân thủ yêu cầu chăm sóc và điều trị của bác sĩ
Lưu ý cuối cùng giúp bạn tiêm filler an toàn chính là hãy tuân thủ mọi yêu cầu chăm sóc và điều trị tại nhà được bác sĩ đưa ra.
- Dùng thuốc đúng kê đơn.
- Tránh tập thể thao ngay sau khi tiêm filler.
- Không hút thuốc lá sau khi làm đẹp.
- Không thức khuya dậy sớm.
- Không trang điểm sau khi tiêm filler.
- Không thực hiện nặn mụn hoặc nắn bóp da.
Dr.thaiha hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp mọi người hiểu hơn về tình trạng tiêm filler 2 năm không tan là bị làm sao. Đồng thời có cho mình một kế hoạch tiêm filler trẻ hoá an toàn và hiệu quả nhất. Đừng quên liên hệ ngay với phòng khám để đặt hẹn thăm khám và tiêm filler cùng các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành bạn nhé!