Tiêm filler má bao lâu thì mềm? Chuyên gia chia sẻ

Rate this post

Sau khi filler được đưa vào má, bạn sẽ cảm thấy má bị căng và cứng trong những ngày đầu tiên. Sau đó filler sẽ dần dần ổn định và má được định hình chuẩn. Tiêm filler má bao lâu thì mềm sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó quan trọng nhất vẫn là chất lượng filler và cách chăm sóc da sau khi tiêm. Hãy cùng Dr.thaiha đi tìm hiểu chi tiết hơn nhé.

Bạn đang đọc: Tiêm filler má bao lâu thì mềm? Chuyên gia chia sẻ

Filler là phương pháp gì?

Tiêm filler là phương pháp làm đẹp hiện đại, an toàn và hiệu quả. Đó là việc đưa chất làm đầy vào các vùng có dấu hiệu lão hoá. Thường được chỉ định tiêm cho các vùng có nếp nhăn tĩnh, vùng da bị thiếu hụt tổ chức là mô hoặc mỡ.

Tác dụng của filler là giúp làm đầy da ngay lập tức để cải thiện nhăn và tạo đường nét thanh tú cho gương mặt. Không dừng lại ở đó, filler còn sẽ giúp cải thiện độ ẩm da một cách tự nhiên. Kích thích tăng sinh collagen để làm trẻ hoá da một cách toàn diện.

Hiện tiêm filler đang là dịch vụ thẩm mỹ nội khoa siêu hot. Được PR bởi rất nhiều người nổi tiếng và được lòng giới trẻ. Trong đó đáng chú ý nhất là dịch vụ tiêm filler má baby. Giải pháp giúp cho gương mặt của bạn trở nên đầy đặn hơn, tăng sự trẻ trung và tạo được sự năng động.

Tuy nhiên, có không ít khách hàng gặp tình trạng má cứng sau khi tiêm filler. Vậy nguyên nhân là gì và tiêm filler má bao lâu thì mềm? Cùng với Dr.thaiha tiếp tục tìm hiểu ngay bạn nhé.

Nguyên nhân tiêm filler má bị cứng là gì?

Tiêm filler má bị cứng có thể là tác dụng phụ và cũng có thể cảnh báo biến chứng thẩm mỹ. Chính vì thế, để trả lời cho câu hỏi tiêm filler má bao lâu thì mềm chúng ta cần nắm bắt nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Thái Hà, tình trạng tiêm filler má xong bị cứng không hiếm gặp. Đây là tác dụng phụ dễ thấy khi chúng ta tiêm chất làm đầy, nhất là chất làm đầy có thiết kế cứng. Tuy nhiên, cũng trong nhiều tình huống thì tình trạng mặt má đơ cứng có thể là cảnh báo nguy hiểm. Lúc này, câu hỏi tiêm filler má bao lâu thì mềm sẽ cần được làm sáng tỏ.

Nguyên nhân má cứng khi tiêm filler gồm:

Phản ứng của cơ thể với chất làm đầy filler

Khi cơ thể tiếp nhận một chất mới thì xem đó là “vật thể lạ” xâm nhập. Ngay lập tức sẽ có những phản ứng xảy ra. Và tiêm filler cũng không ngoại lệ. 

Sau khi được tiêm vào má, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sưng tấy. Bạn sẽ dễ cảm nhận được vùng má bị căng, cứng sau khi tiêm filler. Nhưng điều này sẽ không tác động nhiều đến thẩm mỹ. Các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau khi cơ thể dần dần có sự thích nghi với chất làm đẩy.

Má bị cứng do thiết kế của filler

Không phải tất cả các loại filler đều có thiết kế giống nhau. Có loại sẽ có thiết kế mềm dẻo và cũng có loại có thiết kế cứng hơn. Filler loại cứng sẽ được dùng để tạo hình cho mặt với các điểm tiêm ở mũi, cằm, và má. Filler loại mềm sẽ được tiêm dưới da với mục đích để trẻ hoá, cấp ẩm cho da.

Chính vì thế, tuỳ theo từng dạng filler được sử dụng mà độ cứng sẽ là khác nhau. Bác sĩ có thể mix đồng thời hai loại filler để tăng hiệu quả. Trong trường hợp này, má của bạn sẽ bị cứng trong ít ngày.

Tiêm filler không đúng kỹ thuật

Tiêm filler má bao lâu thì mềm? Nếu filler được tiêm không đúng kỹ thuật thì đó chính là điều nguy hại. Đây cũng là nguyên nhân tại sao mặt của khách hàng lại bị cứng đơ trong thời gian dài.

Nguyên nhân được cho là người tiêm filler tiêm không đúng vị trí. Phổ biến nhất là hai tình huống sau:

  • Tiêm filler làm đứt quá nhiều dây thần kinh dưới da sẽ khiến cho mặt của bạn bị sưng. Tuy nhiên, mặt lại bị đơ cứng do dây thần kinh bị bất hoạt tạm thời hoặc hoàn toàn.
  • Tiêm filler sai lớp. Thay vì tiêm vào da thì filler lại được đưa vào lớp cơ. Khi này, filler sẽ khiến cho cơ mặt khó cử động, bị cứng và có thể bị xơ hoá.

Mặt bị cứng do tiêm nhiều filler

Một nguyên nhân khác khiến cho mặt bị cứng khi tiêm filler chính là dùng filler với lượng vượt ngưỡng an toàn. Điều này khiến cho má được làm đầy quá mức đôi khi là sẽ bị sưng phù như kiểu biến dạng hoàn toàn.

Ngoài ra, khi tiêm quá nhiều filler sẽ ảnh hưởng đến các mạch máu. Hiện tượng chèn, tắc mạch xảy ra sẽ khiến cho má bị phù nề, bầm tím nghiêm trọng. Tăng nguy cơ biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Tìm hiểu thêm: So sánh tiêm filler và botox. Cái nào tốt hơn?

Một số các yếu tố nguy cơ khác gồm:

  • Sử dụng kim tiêm filler kích thước lớn khiến má bị tổn thương và bị nhiễm trùng.
  • Tiêm filler quá nhanh khiến cho filler bị vón cục và má sẽ xuất hiện vùng cứng đơ.
  • Sử dụng filler có chất lượng kém cũng làm gia tăng biến chứng thẩm mỹ…

Tiêm filler má bao lâu thì mềm?

Quay lại câu hỏi tiêm filler má bao lâu thì mềm được khách hàng quan tâm hiện nay. Theo các bác sĩ chuyên khoa, thời gian má mềm phụ thuộc mức độ ổn định của filler. Filler ổn định càng sớm thì vùng má sẽ được làm mềm nhanh chóng. Lúc này form má cũng được định hình một cách chuẩn xác nhất.

Thông thường, má của khách hàng sẽ mềm sau khoảng 3 ngày tiêm filler. Trong trường hợp bạn nhận thấy má vẫn bị cứng, có hiện tượng đau hoặc mất cảm giác thì hãy cẩn thận. Thăm khám ngay để biết đó là bình thường hay bất thường.

Để giúp filler định hình tốt và làm mềm nhanh chóng, bác sĩ có thể thực hiện các động tác massage, xoa nắn tại chỗ. Tuy nhiên, bạn không nên tự mình làm điều này tại nhà để tránh filler bị dịch chuyển, bị tràn gây biến dạng má.

Hướng dẫn chăm sóc da để filler mềm nhanh chóng

Nếu bạn đang băn khoăn tiêm filler má bao lâu thì mềm, hãy cùng thực hiện tốt những điều được Dr.thaiha gợi ý sau:

  • Không tác động mạnh lên má: Dù cho bạn cảm thấy má bị cứng cũng không được nắn bóp, chà xát ra. Điều này sẽ giúp filler sớm ổn định hơn và má được làm mềm nhanh chóng.
  • Có thể chườm lạnh để cải thiện: Trong trường hợp má của bạn bị sưng, bầm tím và cứng thì có thể dùng đá để chườm. Nhiệt độ thấp sẽ giúp tăng tuần hoàn máu để giảm tác dụng phụ khi tiêm filler một các hiệu quả.
  • Không sử dụng rượu bia: Tuyệt đối không sử dụng rượu bia khi tiêm filler má. Bởi thức uống này sẽ tác động đến huyết áp, tinh mạch. Từ đó làm cho tổn thương da chậm lành và da bị sưng, cứng diễn ra lâu hơn.
  • Cung cấp nước cho cơ thể: Bạn sẽ không còn lo lắng với câu hỏi tiêm filler má bao lâu thì mềm nếu như cơ thể được cung cấp đủ nước. Bởi điều này cũng sẽ giúp da phục hồi tốt hơn và filler được làm mềm một cách tự nhiên nhất.
  • Tăng cường dinh dưỡng: Các thực phẩm chứa  vitamin C, vitamin E, omega-3 như rau củ, trái cây tươi, các loại hạt,… hỗ trợ làm dịu da, giúp phục hồi sâu từ sâu bên trong. Cũng hỗ trợ nâng cao sức khoẻ và khả năng đề kháng tự nhiên.
  • Sử dụng mỹ phẩm một cách an toàn: Sản phẩm chứa acid hoặc retinol thoa lên vùng da vừa tiêm filler có thể làm giảm hiệu quả của filler tại vùng má, khiến filler lâu mềm hơn. Do đó, cần tránh sử dụng cho đến khi da ổn định hoàn toàn.
  • Tránh tác động nhiệt độ cao: Nhiệt độ cao khiến cho filler khó định hình thậm chí là bị phá huỷ nhanh chóng. Vậy nên, bạn sẽ cần tránh nước nóng, hơi nóng, lửa, và ánh nắng mặt trời tác động lên trên vùng má…

>>>>>Xem thêm: Tiêm filler là gì? Ưu nhược điểm của phương pháp làm đẹp này

Xử lý tình trạng tiêm filler má bị cứng bất thường

Tiêm filler má bao lâu thì mềm? bạn sẽ không thể chờ đợi má tự mềm nếu như có biến chứng thẩm mỹ xảy ra. Lúc này, thăm khám sẽ là cần thiết để giúp bạn có được giải pháp làm mềm má an toàn và hiệu quả.

  • Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để có các biện pháp điều trị phù hợp gồm:
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm nếu có nhiễm khuẩn.
  • Massage để để giúp cải thiện tình trạng vón cục filler má.
  • Tiêm tan một phần hoặc hoàn toàn filler được đưa vào má trước đó. 
  • Nạo vét filler để kiểm soát biến chứng thẩm mỹ nhanh chóng nhất…

Ngay lúc này, nếu bạn đang gặp tình trạng má bị căng cứng sau khi tiêm filler, hãy liên hệ ngay với Dr.thaiha để nhận được sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự điều trị tại nhà để tránh những biến chứng thẩm mỹ nguy hiểm. Trân trọng!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5