Phẫu thuật thẩm mỹ bị hỏng, bị nhiễm trùng, gây nên những biến chứng… là điều mà không ai mong muốn sau những lần làm đẹp. Tiêm filler môi bị vón cục cũng là một trong những biến chứng sau khi thực hiện tiêm tạo hình cho môi. Tình trạng này đến từ nguyên nhân nào? Và chúng ta nên làm gì khi tiêm filler môi bị vón cũng? sẽ được những thông tin dưới đây giải đáp từ đầu đến cuối nhé!
Nội Dung
Nguyên nhân tiêm filler môi bị vón cục
Như chúng ta đã biết, môi là nơi chứa rất nhiều mạch máu và nguy cơ rủi ro cao hơn do với các khu vực khác trên gương mặt của bạn. Đặc biệt là khi sau khi tiêm filler tạo hình môi thì xuất hiện hiện tượng môi bị vón cục. Lúc này, chúng ta hãy thật bình tĩnh và tìm hiểu một số nguyên nhân khiến tiêm filler môi bị vón cục nhé!
- Do thuốc tiêm filler môi không đảm bảo chất lượng
Hầu hết, chất lượng của chất làm đầy chính là nguyên nhân chính khiến tiêm filler môi bị vón cục. Thông thường, các bác sĩ sẽ sử dụng loại filler có cấu tạo từ Axit Hyaluronic (HA) – một chất an toàn được tìm thấy trong cơ thể, có tác dụng hút các phân tử nước giúp môi trở nên căng mọng và mịn màng hơn.
Tuy nhiên, tại các cơ sở làm đẹp kém chất lượng, filler môi được dùng là một hóa chất độc hại, dạng silicon lỏng không thể tự đào thải ra bên ngoài. Ngay sau khi tiêm vào môi, cơ thể sẽ phản ứng lại và khiến nó vón cục tại một chỗ.
Tuy nhiên, thực trạng trên thị trường hiện nay, có hàng loạt các cơ sở tiêm filler được mở ra sử dụng những nguyên liệu không rõ nguồn gốc, các chất hóa chất độc hại, dạng silicon lỏng, không có bất kỳ khả năng tự đào thải ra bên ngoài cơ thể. Chính vì vậy, sau khi tiêm môi, những chất này sẽ khiến cơ thể bị phản ứng và khiến nó nó bị vón cục tại một chỗ trên môi.
- Tiêm filler môi quá liều
Mặc dù, tiêm filler môi là một phương pháp làm đẹp khá đơn giản, không dùng đến phẫu thuật xâm lấn hay không gây đau nhưng liều lượng filler tiêm vào cơ thể là vô cùng quan trọng. Tùy thuộc vào cơ địa và mỗi bộ phận của khách hàng mà sẽ được chỉ định tiêm lượng filler phù hợp. Trường hợp khách hàng bị tiêm thuốc quá liều sẽ có thể khiến vùng môi bị sưng phồng, căng cứng và đau nhức kéo dài. Điều này còn làm tắc nghẽn lưu thông máu đến các vùng xung quanh khiến môi bị thâm tím và vón cục.
- Tiêm filler môi bị vón cục do sai quy cách
Kinh nghiệm tiêm filler của bác sĩ thưc hiện cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công sau mỗi ca phẫu thuật thẩm mỹ. Những bác sĩ có tay nghề cao sẽ xác định đúng liều lượng và vị trí để tiêm filler lên môi đảm bảo an toàn và phù hợp với mong muốn của khách hàng.
Tuy nhiên, nếu bác sĩ tiêm nhầm filler vào mạch máu sẽ khiến máu đông tích tụ và làm toàn bộ vùng môi bị căng cứng và vón cục lại. Đặc biệt, nếu đưa mũi tiêm quá sâu hoặc tiêm nhầm vào dây thần kinh ở mô mềm trong miệng thì có thể phải gánh chịu hậu quả và biến chứng nặng nề.
- Do nhiễm trùng, biến chứng khi tiêm filler môi
Hầu hết trước khi tiêm filler môi, khách hàng sẽ được chuyên viên thẩm mỹ khử trùng sạch sẽ và ủ tê. Vì thế, nếu các khâu khử trùng vệ sinh này bị bỏ qua, các dụng cụ tiêm filler hoặc phòng khám không sạch sẽ sẽ khiến vùng tiêm rất dễ bị nhiễm trùng. Đặc biệt, sau khi tiêm filler môi, nếu bạn chăm sóc không đảm bảo thì cũng có thể khiến vết thương hở bị nhiễm trùng, sưng tím và vón cục.
Tiêm filler môi bị vón cục có gây ảnh hưởng gì không?
Thông thường, sau khi tiêm filler môi, vùng môi sẽ có hiện tượng sưng và bầm tím. Tuy nhiên trường hợp này sẽ dần biến mất trong 24 giờ hoặc cũng có thể lâu hơn, tùy thuộc vào cơ địa và khả năng hấp thụ của cơ thể. Nhưng nếu bạn gặp trường hợp sưng viêm này kéo dài hơn khoảng 2 – 3 tháng đó thì khả năng cao bạn đã tiêm filler môi bị vón cục.
Tiêm filler môi bị lồi lõm ở hai bở, sưng phù đến mức có thể chạm tới mũi
Việc môi bị vón cục, không chỉ làm mất thẩm mỹ, môi bị biến chứng mà nó còn khiến môi bạn bị sưng đau, bầm tím kéo dài. Theo cảm nhận của một số khách hàng gặp phải vấn đề tiêm filler môi bị vón cục là: “nó rất kinh khủng; môi bị lồi lõm ở hai bở, sưng phù đến mức có thể chạm tới mũi; mặt tôi bị lệch và cứng đờ thiếu sức sống; tôi không thể cử động môi và không thể ăn uống vì quá đau nhức” …
Ngoài ra, biến chứng này cũng sẽ kiến da nhanh bị lão hóa. Ở trường hợp nghiêm trọng, có thể làm ảnh hưởng đến dây thần kinh, dẫn đến đột quỵ hoặc mù lòa nếu không được điều trị sớm.
Nên làm gì khi tiêm filler môi bị vón cục?
Sau một thời gian tiêm filler môi, bạn theo dõi và thấy môi của mình có khả năng bị biến chứng và vón cục. Khi đó, bạn hãy đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ đưa ra những cách điều trị phù hợp với vấn đề bạn đang gặp phải, thông thường:
+ Với trường hợp môi sưng và bị vón cục nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm để điều trị.
+ Với những trường hợp nghiêm trọng hơn, filler không tương thích với cơ thể, bác sĩ thường sẽ áp dụng phương pháp filler môi bằng chất Hyaluronidase. Đây là một loại enzyme có tác dụng hòa tan Axit Hyaluronic (HA) trong thuốc tiêm filler để giúp môi trở lại hình dáng ban đầu.
+ Với những trường hợp biến chứng nghiêm trọng, môi bị vón cục thành các nang u có nguy hại đến sức khỏe, bạn có thể sẽ cần đến thực hiện một cuộc tiểu phẫu để cắt bỏ khối u khỏi môi.
Tránh các trường hợp tự mua thuốc bôi và uống các loại thuốc giảm đau khi chưa được chỉ định từ bác sĩ. Bạn không nên để tình trạng tiêm filler môi bị vón cục quá lâu, sẽ dẫn đến những rủi ro cực kỳ nghiêm trọng.
Để tránh tình trạng tiêm filler môi bị vón cục, chúng ta nên làm như thế nào?
- Để giảm thiếu rủi ro sau khi tiềm filler môi xuống mức thấp nhất, trước khi quyết định thực hiện, bạn hãy chọn những cơ sở thẩm mỹ uy tín, được cấp phép rõ ràng. Đặc biệt, cơ sở làm đẹp cần có hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên viên và y bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề cao, cùng với đó là cam kết sử dụng chất liệu làm đẹp chất lượng và an toàn cho cơ thể.
- Sau khi tiêm filler, môi sẽ hơi sưng đỏ trong những giờ đầu. Đây chỉ làm một triệu chứng thông thường nên ạn không cần quá lo lắng nhé! Bởi cơ thể chúng ta cũng cần có thời gian để thích ứng với các hợp chất mới khi vừa đưa vào. Để giảm tình trạng này, bạn có thể chườm lạnh, áp dụng các liệu trình massage nhẹ nhàng cho môi được chuyên viên hướng dẫn để làm dịu và giảm sưng.
- Bạn cũng cần có chế độ chăm sóc hợp lý: hạn chế nói cười nhiều, không nên son môi, tiếp xúc nhiều với mỹ phẩm. Cùng với đó, hãy hực hiện một chế độ ăn khoa học, tránh những thực phẩm nóng như đồ nếp, thịt bò, các món ăn cay nóng hay các chất kích thích, thay vào đó là bổ sung nhiều sau xanh và hoa quả để giúp cơ thể nhanh phục hồi.
- Không để môi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là không hoạt động trong những điều kiện nhiệt độ cao như phòng xông hơi. Vì thế, khi đi ra ngoài, bạn hãy đeo khẩu trang để bảo vệ môi nhé!
Qua bài viết trên đây, có thể thấy tình trạng tiêm filler môi bị vón cục rất nguy hiểm và gây những ảnh hưởng lớn đến cơ thể. Mặc dù, làm đẹp luôn là nhu cầu chính đáng, thế nhưng vẫn không tránh khỏi những rủi ro sau khi thực hiện.
Vì thế, để tránh được điều này, bạn hãy “chọn mặt gửi vàng” đến những cơ sở làm đẹp uy tín, dù chi phí cao những sẽ đảm bảo về sự an toàn và chất lượng filler sử dụng. Nếu muốn mình trở nên thật xinh đẹp, đừng ngần ngại và làm những điều mình muốn bạn nhé!