Làm sao để hết bầm tím khi tiêm filler?

Làm sao để hết bầm tím khi tiêm filler?
Rate this post

Sau khi tiêm filler, da sẽ xuất hiện các vết bầm tím. Bầm tím da có thể là tác dụng phụ thường gặp nhưng cũng có thể cảnh báo biến chứng thẩm mỹ. Nhiệm vụ của chúng ta là tìm cách làm sao để hết bầm tím khi tiêm filler càng sớm càng tốt. Cùng Dr.thaiha đi tìm hiểu vấn đề này ngay bạn nhé.

Bạn đang đọc: Làm sao để hết bầm tím khi tiêm filler?

Tiêm filler và những ưu điểm nổi bật

Tiêm filler là phương pháp tiêm trẻ hóa da. Sử dụng kim tiêm để đưa chất làm đầy filler vào vùng điều trị đích. Sự góp mặt của filler sẽ giúp cải thiện đồng thời nhiều vấn đề lão hóa da.

Ứng dụng nổi bật nhất của filler gồm:

  • Làm đầy nếp nhăn tĩnh ở các vùng rãnh má, quanh miệng, hay khóe mắt…
  • Trẻ hóa làm căng da mặt, trẻ hóa da cổ, trẻ hóa da bàn tay.
  • Tạo hình cho môi, cải thiện môi mỏng và tình trạng khô môi, nứt nẻ.
  • Nâng mũi, tạo độ cao thẳng cho sống mũi và giúp làm thon gọn mũi.
  • Tạo hình cho cằm, giúp cải thiện cằm ngắn, cằm lẹm, cằm chẻ.
  • Nâng cung mày tự nhiên và cải thiện các nếp nhăn ở vùng lân cận.
  • Tiêm filler tạo hình má baby, cải thiện má lõm và tình trạng gò má cao.
  • Tiêm filler tạo hình tai phật, tai tài lộc và giúp mở rộng vùng vành tai.
  • Tiêm filler làm đầy thái dương lõm, giúp đường nét mặt cân đối hơn.

Làm sao để hết bầm tím khi tiêm filler?

Nói chung, vùng tác động chính của filler sẽ là vùng mặt má. Ngoài ra, filler còn có thể tiêm ở một số vùng da khác như cổ, tay, ngực, mông, đùi… Tuy nhiên, với các vùng tiêm này sẽ cần có một kế hoạch điều trị cụ thể để đảm bảo kết quả tiêm filler tuyệt đối.

Tiêm filler bị bầm da do đâu?

Hiện có rất nhiều người đang băn khoăn làm sao để hết bầm tím khi tiêm filler. Trước hết cần biết tại sao tiêm filler bị bầm tím.

Theo đó, tình trạng tiêm filler bị bầm tím da không hiếm gặp. Theo các bác sĩ, đây là tác dụng phụ thường gặp khi chúng ta làm các dịch vụ tiêm trẻ hóa da (tiêm filler, botox, meso). Chính vì thế, bạn không cần quá lo lắng về các vết bầm xuất hiện ở ngay tổn thương tiêm filler trước đó.

Sở dĩ tiêm filler bị bầm tím là do khi tiêm filler, kim tiêm sẽ phá vỡ các mạch máu nhỏ ở dưới da. Yếu tố nguy có thể là do bạn dùng thuốc hoặc bia rượu trong quá trình tiêm filler. Từ đó, da sẽ bị sưng, phù nề kèm theo bầm tím. Tình trạng này sẽ tự thuyên giảm và biến mất mà không cần điều trị y khoa.

Tuy nhiên, cũng có một số người bị bầm tím nhiều, bầm tím lan tỏa. Kèm theo đó là tình trạng sưng đau kéo dài. Và đây chính là dấu hiệu bất thường, cảnh báo biến chứng thẩm mỹ.

Nguyên nhân gây bầm tím da bất thường gồm:

  • Dùng filler kém chất lượng khiến cơ thể phản ứng lại với chất làm đầy filler.
  • Nhiễm trùng do không đảm bảo các điều kiện vô trùng và vô khuẩn.
  • Kỹ thuật tiêm của bác sĩ kém làm tổn thương các mạch máu nhiều hơn.
  • Dùng quá lượng filler cho phép gây ảnh hưởng đến các mạch máu lớn.
  • Chăm sóc sai cách sau tiêm filler không khoa học khiến da phục hồi chậm.
  • Dùng thực phẩm hoặc thuốc chống đông máu trước khi tiêm filler trẻ hóa da…

Như vậy muốn biết làm sao để hết bầm tím khi tiêm filler thì chúng ta cần biết đó là tác dụng phụ hay biến chứng thẩm mỹ. Từ đó sẽ có cách chăm sóc và điều trị phù hợp nhất.

Bác sĩ tư vấn làm sao để hết bầm tím khi tiêm filler

Với tình trạng bầm tím thông thường

Ngay sau khi tiêm filler, nếu bạn nhận thấy vết đâm kim có vết bầm nhỏ và không kèm theo đau nhức thì không cần quá lo lắng. Hãy chăm sóc da theo gợi ý của bác sĩ, dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm theo đơn kê. Sau khoảng 24-48h đồng hồ các tổn thương da sẽ phục hồi hoàn toàn và các vết bầm sẽ có sự cải thiện.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu tiêm môi hỏng là gì? Cách xử lý kịp thời

Làm sao để hết bầm tím khi tiêm filler?

Chú ý, trong thời gian này bạn không nên uống bia rượu. Bởi thức uống này ảnh hưởng đến tốc độ lành thương của da thông qua việc làm tăng nhịp tim và huyết áp. Do đó, các vết bầm tím da sẽ khó được loại bỏ.

Với tình trạng bầm tím bất thường

Dấu hiệu nhận biết gồm:

  • Da biến đổi và có màu sắc nhanh chóng, vùng bị bầm ngày một tím và có thể chuyển sang màu tím đen.
  • Vết bầm tím không giảm mà sẽ lan rộng, ảnh hưởng đến cả các vùng da không tiêm filler.
  • Quanh vết bầm tím xuất hiện tình trạng đau nhức, cơn đau. Mức độ tăng theo thời gian.
  • Xuất hiện mủ ở vết bầm tím và tổn thương da bị loét, có dấu hiệu hoại tử…

Làm sao để hết bầm tím khi tiêm filler? Trong trường hợp này, bạn sẽ cần di chuyển ngay tới cơ sở y tế chuyên khoa để nhận sự hỗ trợ từ bác sĩ. Việc thăm khám sẽ cần thiết nếu như bạn bị sưng đau quá 3 ngày và không có chiều hướng giảm. Tình trạng da gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc hàng ngày.

Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây bầm tím da là gì. Nhận biết có có phải là biến chứng thẩm mỹ hay không. Tiếp theo sẽ đưa ra hướng khắc phục an toàn và hiệu quả nhất.

Cách cải thiện tình trạng bầm tím da sau tiêm filler

Tùy từng mức độ ảnh hưởng mà chúng ta sẽ biết làm sao để hết bầm tím khi tiêm filler. Các phương án được đưa ra sẽ là tự chăm sóc tại nhà với tình trạng bầm tím nhẹ, không ảnh hưởng đến cuộc sống.

Nhưng nếu bầm tím da nặng có kèm theo biểu hiện bất thường thì cần xử lú như sau:

  • Với tình trạng nhiễm trùng da: Sử dụng kháng sinh theo kê đơn của bác sĩ để điều trị nhiễm khuẩn da sau khi tiêm filler. Kết hợp với chăm sóc tại nhà một cách khoa học để các vết bầm tím mau biến mất.
  • Tình trạng chèn mạch khi tiêm filler: Nếu da bị chèn mạch ở mức độ nhẹ bác sĩ có thể thực hiện massage hoặc tiêm thuốc giải để làm tan filler một phần. Bằng cách này sẽ giúp cải thiện lưu thông máu và làm tan vết bầm nhanh hơn.
  • Tình trạng tắc mạch máu chưa nhiễm khuẩn: Lập tức tiến hành tiêm tan filler để làm phân giải chất làm đầy sớm. Nếu sau 24h đồng hồ, filler được làm tan thì tình trạng bầm tím da sẽ dần dần biến mất.
  • Tình trạng tắc mạch máu có nhiễm trùng: Cần tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa là các bệnh viện lớn để thực hiện thuyên tắc mạch. Bác sĩ sẽ  lập tức tiến hành thủ thuật nạo vét filler ra khỏi cơ thể bệnh nhân. Đây là cách điều trị phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cao

Làm sao để hết bầm tím khi tiêm filler?

>>>>>Xem thêm: Tiêm filler có bị chảy xệ không? Chuyên gia chia sẻ

Bí quyết giúp cải thiện bầm tím da sau khi tiêm filler

Bạn sẽ không còn lo lắng làm sao để hết bầm tím khi tiêm filler nếu như phòng tránh được tình trạng này xảy ra. Và ngay sau đây sẽ là những bí quyết siêu hay ho, giúp bạn tiêm filler một cách an toàn và hạn chế tối đa tác dụng phụ mà Dr.thaiha muốn chia sẻ cùng bạn:

  • Tránh vận động ngay sau khi tiêm filler (tránh tập thể thao, tránh làm việc nặng, tránh chạy nhảy)…
  • Tránh sử dụng rượu kia. Trước khi tiêm filler cần tránh uống rượu bia khoảng 3 ngày và kiêng cho đến khi filler ổn định hoàn toàn.
  • Che chắn cẩn thận khi ra đường để không cho vùng da nhạy cảm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Ngủ với một tư thế an toàn để tránh tỳ đè lên vùng da vừa tiêm filler cũng sẽ giúp tránh bầm tím và sưng đau.
  • Tránh sử dụng thực phẩm có thể gây kích ứng và dị ứng da. Tránh dùng đồ ăn cay nóng và thực phẩm chứa nhiều mắm muối.
  • Không dùng thuốc chống đông máu trước khi tiêm filler từ 10-15 ngày để hạn chế tình trạng bầm tím kéo dài và biến chứng thẩm mỹ.
  • Chỉ tiêm filler ở những nơi uy tín, chất lượng. Tuyệt đối không tiêm filler giá rẻ và không cho người không có tay nghề tiêm filler cho bạn…

Trong trường hợp bạn tiêm filler bị bầm tím da cũng đừng quá lo lắng. Hãy thu xếp thời gian tới phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà để nhận được sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa. Dr.thaiha là nơi chuyên cung cấp các dịch vụ filler chất lượng cao. Chuyên gia thăm khám và xử lý biến chứng tiêm filler. Nơi giúp bạn biết được làm sao để hết bầm tím khi tiêm filler và có phương án điều trị phù hợp.

Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ tiêm filler bạn hãy liên hệ ngay với phòng khám Dr.thaiha để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất. Trân trọng!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5